6. Xây dựng kế hoạch triển khai

Để triển khai có hiệu quả mỗi cơ quan nhà nước cần xác định rõ mục tiêu ứng dụng chữ ký số.

Quan điểm: ứng dụng rộng rãi chữ ký số với các đối tượng khác nhau, trong nhiều ứng dụng.

Mục đích ứng dụng: nâng cao tính an toàn (xác thực, toàn vẹn và bảo mật) và tin cậy cho các giao dịch điện tử (thông tin dữ liệu trao đổi qua mạng). Thúc đẩy ứng dụng CNTT, thay đổi cách thức làm việc… Trong giai đoạn hiện nay chữ ký số, chứng thực số có thể ứng dụng ngay phục vụ các mục tiêu sau:

•      Ứng dụng đối với tổ chức:

–     Sử dụng chữ ký số của tổ chức để đảm bảo tính xác thực và toàn vẹn cho tài liệu điện tử trao đổi giữa các cơ quan nhà nước: các tài liệu như giấy mời, lịch tuần, báo cáo, giấy mời họp nội bộ; tài liệu phục vụ họp; văn bản để biết, để báo cáo; thông báo chung của cơ quan; các tài liệu cần trao đổi trong quá trình xử lý công việc (chỉ thị 15/CT-TTg) … thông qua hệ thống thư điện tử công vụ, hệ thống quản lý văn bản…

–     Sử dụng chữ ký số của tổ chức để đảm bảo tính xác thực và toàn vẹn cho tài liệu điện tử công bố trên website, cổng thông tin (công báo điện tử, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành, thông tin tới doanh nghiệp, công dân…).

–     Sử dụng chữ ký số của tổ chức trong các dịch vụ công cấp 3 trở lên Ký số vào kết quả trả về cho doanh nghiệp, công dân.

–     Sử dụng tính năng mã để đảm bảo bí mật cho các thông tin mật, thông tin nhay cảm (tài liệu mật, báo cáo tài chính, thông tin chưa công bố,..) khi gửi qua mạng.

•      Ứng dụng đối với cá nhân :

–     Xác thực người dùng khi đăng nhập vào cổng thông tin…

–     Bảo mật dữ liệu cá nhân, các dữ liệu nhạy cảm.

–     Ký vào các tài liệu trao đổi công việc giữa các công chức.

Download biểu mẫu
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang